Chủ trì Hội thảo có PGS.TS. Nguyễn Tấn Phát - Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Cán bộ; PGS. TS. Nguyễn Văn Y - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Cán bộ và đồng chí Lâm Hùng Tấn - Phó Giám đốc Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh.
PGS.TS. Nguyễn Tấn Phát - Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Cán bộ; PGS. TS. Nguyễn Văn Y - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Cán bộ và đồng chí Lâm Hùng Tấn, Phó Giám đốc Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì Hội thảo
Tham dự Hội thảo có đồng chí Phạm Phương Thảo - Nguyên Phó Bí thư, nguyên Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh; đồng chí Nguyễn Việt Dũng - Thành ủy viên, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh; đồng chí Lê Thị Thanh Thúy - Phó Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh; đồng chí Hồ Nam - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh; đồng chí Nguyễn Thị Thanh Thúy - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh; đồng chí Nguyễn Văn Vĩnh Châu - Phó Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh; đồng chí Lê Quốc Cường - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh; TS. Nguyễn Minh Nhựt – Phó trưởng ban Văn hoá xã hội, Hội đồng nhân dân Thành phố; đồng chí Nguyễn Duy Sơn - Phó Trưởng Ban Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao; PGS.TS. Trương Thị Hiền - Nguyên Giám đốc Học viện Cán bộ, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Thành phố; PGS.TS. Dương Hoa Xô - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh; đồng chí Ung Thị Xuân Hương - Phó Chủ tịch Hội Luật gia Thành phố Hồ Chí Minh; GS.TS. Bùi Chí Bửu - Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật miền Nam; TS. Hoàng Thế Bân - Chuyên gia được thu hút đang làm việc tại Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh; đại diện lãnh đạo các sở ban ngành Thành phố; đại diện lãnh đạo, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đến từ trường đại học, học viện, viện nghiên cứu; đại diện lãnh đạo các đơn vị và giảng viên, viên chức Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh; phóng viên các báo, đài đến tham dự và đưa tin Hội thảo.
Toàn cảnh Hội thảo
Phát biểu đề dẫn Hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Tấn Phát - Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện khẳng định: Để góp phần thực hiện hiệu quả các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của Thành phố về thu hút chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt vào tiến trình phát triển Thành phố trong bối cảnh phát triển mới, Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng Kế hoạch tổ chức Hội thảo khoa học “Chính sách thu hút chuyên gia, nhà khoa học và người có tài năng đặc biệt của Thành phố trong thời gian qua và định hướng trong thời gian tới” với mục tiêu góp phần tổng kết thực tiễn chính sách thu hút chuyên gia, nhà khoa học và người có tài năng đặc biệt của Thành phố trong thời gian qua; cung cấp các luận cứ khoa học; cơ sở chính trị, pháp lý để tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả trong thu hút, quản lý, sử dụng đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học và người có tài năng đặc biệt, góp phần quan trọng thúc đẩy Thành phố Hồ Chí Minh phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng chính quyền đô thị, xây dựng đô thị thông minh và chuyển đổi số để phát triển bền vững Thành phố Hồ Chí Minh trong kỷ nguyên số.
PGS.TS. Nguyễn Tấn Phát - Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Cán bộ phát biểu đề dẫn Hội thảo
Trong quá trình chuẩn bị tổ chức Hội thảo, Ban Tổ chức nhận được 44 bài tham luận đáp ứng các yêu cầu và mục tiêu của Hội thảo. Các bài viết tham luận đã tập trung vào ba nội dung trọng tâm:
Thứ nhất, về các vấn đề lý luận liên quan đến chính sách thu hút chuyên gia, nhà khoa học và người có tài năng đặc biệt. Trong nhóm chủ đề này, các bài viết tập trung vào các nội dung cụ thể: (1) Những vấn đề lý luận về thu hút nhân tài (khái niệm, vai trò của nhân tài; thu hút, trọng dụng nhân tài…); (2) Quan điểm của Đảng, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thu hút, trọng dụng nhân tài; (3) Sự cần thiết, yêu cầu và các yếu tố tác động cần được xem xét trong hoàn thiện chính sách thu hút chuyên gia, nhà khoa học và người có tài năng đặc biệt; (4) Kinh nghiệm trong lịch sử nước ta về thu hút, trọng dụng nhân tài; (5) Kinh nghiệm của các quốc gia và hàm ý chính sách cho Thành phố Hồ Chí Minh trong thu hút chuyên gia, nhà khoa học và người có tài năng đặc biệt.
Thứ hai, về thực trạng chính sách thu hút chuyên gia, nhà khoa học và người có tài năng đặc biệt của Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua. Trong chủ đề này, các bài viết tập trung vào các nội dung cụ thể: (1) Phân tích thực trạng và kết quả thực hiện chính sách thu hút chuyên gia, nhà khoa học và người có tài năng đặc biệt của Thành phố trong thời gian qua; (2) Phân tích nội dung các cơ chế, chính sách thu hút chuyên gia, nhà khoa học và người có tài năng đặc biệt của Thành phố trong thời gian qua; (3) Việc thực hiện chính sách thu hút chuyên gia, nhà khoa học và người có tài năng đặc biệt của Thành phố tại một số đơn vị; (4) Những vấn đề đặt ra và kiến nghị, đề xuất hoàn thiện chính sách thu hút chuyên gia, nhà khoa học và người có tài năng đặc biệt của Thành phố trong thời gian tới...
Thứ ba, về hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi chính sách thu hút chuyên gia, nhà khoa học và người có tài năng đặc biệt của Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới. Trong nhóm chủ đề này, các bài viết tập trung phân tích bối cảnh, xác định định hướng, các giải pháp để hoàn thiện nội dung và nâng cao hiệu quả thực thi chính sách thu hút chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt của Thành phố trong thời gian tới.
Tại Hội thảo, các đại biểu được nghe 04 tham luận từ các nhà quản lý, các chuyên gia:
1/ Tham luận “Định hướng, giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả thu hút chuyên gia, nhà khoa học cho Thành phố” do TS. Nguyễn Việt Dũng - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh trình bày.
TS. Nguyễn Việt Dũng - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh trình bày tham luận tại Hội thảo
2/ Tham luận “Một vài góp ý về chính sách thu hút chuyên gia, nhà khoa học và người có tài năng đặc biệt của Thành phố thời gian qua và định hướng trong thời gian tới” do TS. Hoàng Thế Bân - Chuyên gia được thu hút đang làm việc tại Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh trình bày.
TS. Hoàng Thế Bân - Chuyên gia được thu hút đang làm việc tại Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh trình bày tham luận tại Hội thảo
3/ Tham luận “Kết quả áp dụng chính sách thu hút chuyên gia, nhà khoa học tại Trung tâm Công nghệ sinh học, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2004 - 2020 và những đề xuất, kiến nghị” do TS. Nguyễn Đăng Quân, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh trình bày.
TS. Nguyễn Đăng Quân – Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh trình bày tham luận tại Hội thảo
4/ Tham luận “Chống chảy máu chất xám trong Chiến lược đào tạo, thu hút nhân tài” do TS. Võ Kim Cương - Hội Quy hoạch và phát triển đô thị Thành phố Hồ Chí Minh trình bày.
TS. Võ Kim Cương - Hội Quy hoạch và phát triển đô thị Thành phố Hồ Chí Minh trình bày tham luận tại Hội thảo
Ngoài ra, Hội thảo còn được nghe 05 ý kiến thảo luận các vấn đề về chính sách thu hút chuyên gia, nhà khoa học và người có tài năng đặc biệt của Thành phố thời gian qua và định hướng trong thời gian tới từ đồng chí Phạm Phương Thảo - Nguyên Phó Bí thư, nguyên Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh; PGS.TS. Trương Thị Hiền - Nguyên Giám đốc Học viện Cán bộ, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Thành phố; đồng chí Nguyễn Thị Thanh Thúy - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh; đồng chí Nguyễn Duy Sơn - Phó Trưởng Ban Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao và GS.TS. Bùi Chí Bửu - Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật miền Nam.
Đồng chí Phạm Phương Thảo (đứng) - Nguyên Phó Bí thư, nguyên Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thảo luận tại Hội thảo
PGS.TS. Trương Thị Hiền - Nguyên Giám đốc Học viện Cán bộ, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Thành phố thảo luận tại Hội thảo
Đồng chí Nguyễn Thị Thanh Thúy - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh thảo luận tại Hội thảo
Đồng chí Nguyễn Duy Sơn - Phó Trưởng Ban Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao thảo luận tại Hội thảo
GS.TS. Bùi Chí Bửu - Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật miền Nam thảo luận tại Hội thảo
Kết luận Hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Tấn Phát tổng kết những nội dung quan trọng sau:
Thứ nhất, Hôi thảo thống nhất quan điểm “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, trong xu hướng đổi mới công nghệ sáng tạo, hội nhập quốc tế cần có nguồn nhân lực chất lượng cao trong phát triển kinh tế - xã hội, quản lý đô thị. Do đó việc thu hút, trọng dụng, tìm kiếm chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt là việc làm cần thiết, cần tiếp tục thực thi chính sách này nhưng với những điều chỉnh cho phù hợp tình hình thực tế.
Thứ hai, Thành phố Hồ Chí Minh đã sớm triển khai chính sách thu hút, trọng dụng, chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt trong thời gian qua và đã có những đóng góp nhất định. Tuy nhiên, số lượng chuyên gia thu hút được chưa tương xứng với kỳ vọng. Quá trình triển khai đã xuất hiện những bất cập trong quy trình thực hiện chính sách; các cơ quan công quyền chưa chủ động tìm kiếm, mời gọi chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt; môi trường, hệ sinh thái làm việc chưa phù hợp; chế độ đãi ngộ chưa tương xứng với yêu cầu công việc.
Thay mặt Đoàn chủ trì, PGS. TS Nguyễn Tấn Phát đã nêu lên các kiến nghị từ kết quả hội thảo, bao gồm:
- Về phía Trung ương, cần xây dựng chiến lược về nhân tài quốc gia một cách tổng thể, toàn diện, bài bản để thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng qua các kỳ đại hội từ Đại hội VI đến Đại hội XIII.
- Về phía Thành phố Hồ Chí Minh, cần thiết kế mô hình thu hút chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt với phương pháp luận đổi mới sáng tạo, mở, thiết lập đầy đủ quy trình, môi trường làm việc, chế độ thù lao xứng đáng để bản thân chuyên gia và gia đình có cuộc sống tốt đẹp, từ đó các chuyên gia yên tâm cống hiến.
- Về thu hút chuyên gia, nhà khoa học, cần chú trọng đến đối tượng tham gia là các đại học, trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu vì ở đó có các hệ sinh thái đáp ứng được yêu cầu về cơ sở vật chất, cộng sự, tương xứng với đội ngũ chuyên gia.
- Khi thực hiện chính sách thu hút chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt cần sự chủ động của các công chức, viên chức ở khu vực công bởi vì sự đồng hành khu vực công sẽ nói lên nhu cầu cấp thiết và sự thụ hưởng kết quả, áp dụng kết quả như kỳ vọng của chính sách.
- Kiến nghị Thành phố Hồ Chí Minh cần xây dựng cơ chế tài chính đặc thù cho việc thu hút chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt có tính đột phá so với các quy định hiện hành để phát triển Thành phố.
- Thành phố Hồ Chí Minh cần đầu tư xứng đáng về cơ sở vật chất, ngân sách khoa học mạnh cho các lĩnh vực nghiên cứu khoa học đổi mới sáng tạo, văn hóa thể thao vì đây là một trong những điều kiện về môi trường làm việc để thu hút chuyên gia.
- Thành phố Hồ Chí Minh cần xây dựng ngân hàng dữ liệu về các chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt ở Việt Nam và ở các nước từ đó nhận diện các nhu cầu của Thành phố để tìm kiếm, mời gọi.
- Về thu hút chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt không nên phân biệt người trong nước hay người ở nước ngoài, miễn là kết quả công việc đáp ứng được mục tiêu kỳ vọng.
Sau 03 giờ làm việc nghiêm túc, khoa học, đã có 04 tham luận và 05 ý kiến phát biểu được trình bày trực tiếp tại Hội thảo, cho thấy sự quan tâm của các nhà lãnh đạo, quản lý, các chuyên gia, các nhà khoa học, các cơ quan, đơn vị về chính sách thu hút chuyên gia, nhà khoa học và người có tài năng đặc biệt của Thành phố thời gian qua và định hướng trong thời gian tới. Ban Tổ chức hội thảo sẽ tổng hợp các ý kiến, kiến nghị từ các đại biểu tham dự hội thảo để đề xuất chính sách đến các cơ quan có thẩm quyền.
Đại biểu tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm
Tin, ảnh: Thanh Tiên
.